Nếu bạn lướt qua một số trang tìm việc liên quan tới data, bạn sẽ rất thường xuyên gặp yêu cầu trong JD là có kinh nghiệm về BI, chẳng hạn Microsoft Power BI, Tableau, Google Looker, SAP Business Objects hoặc IBM Cognos Analytics. Vậy rốt cuộc chúng là gì? Có khả năng làm được những gì? Và đặc biệt nhất, chúng hơn gì so với Excel?
Trí tuệ kinh doanh (Business Intelligence) là gì?
“Trí tuệ kinh doanh (BI) là các quy trình kỹ thuật dùng để thu thập, quản lý và phân tích dữ liệu tổ chức nhằm hiểu biết chính xác hơn về dữ liệu, cung cấp thông tin chiến lược kinh doanh và vận hành.” – IBM
“Trí tuệ kinh doanh (BI) giải mã thông tin, hiểu biết để ra quyết định chiến lược. BI tools phân tích dữ liệu trong quá khứ và hiện tại nhằm tìm ra hiểu biết trực quan.” – Microsoft
“Trí tuệ kinh doanh (BI) là quá trình sử dụng sức mạnh của con người và công nghệ để thu thập và phân tích dữ liệu được sử dụng bởi tổ chức nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định chiến lược hằng ngày.” – Google
Từ những định nghĩa về trí tuệ kính doanh của các tập đoàn công nghệ lớn, ta có thể hiểu nôm na trí tuệ kinh doanh là những công việc và công nghệ dùng để:
- Thu thập, xử lý, quản lý, phân tích dữ liệu.
- Dựa vào dữ liệu trong quá khứ để dự đoán phục vụ cho việc ra quyết định của doanh nghiệp.
- Trực quan hóa dữ liệu giúp doanh nghiệp có cái nhìn từ tổng thể đến chi tiết về các thông tin có ích cho doanh nghiệp.
Tổng quan về BI Dashboard
Chúng ta vừa tìm hiểu về Business Intelligence. Các công cụ BI hiện nay có rất nhiều ứng dụng và tính năng, từ việc thu thập, xử lý, phân tích và trực quan hóa dữ liệu. Chúng có khả năng tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn như databases, APIs, dịch vụ cloud, và cả trang tính Excel, v.v. Tính năng chủ đạo nhất của các BI tools nói chung hiện nay chính là Dashboard.
Giới thiệu về BI Dashboard
BI Dashboard là giao diện trực quan của BI tool để giám sát, phân tích và trình bày dữ liệu của doanh nghiệp một cách chính xác, có khả năng tương tác một cách dễ hiểu nhất.
BI Dashboard có khả năng thu thập dữ liệu từ nhiều nguồn và trình bày dữ liệu trực quan như biểu đồ đường, tròn, cột, đồ thị, bảng, bản đồ heat map,…
Sức mạnh của BI còn thể hiện ở khả năng cập nhật dữ liệu theo thời gian thực, chia sẻ Dashboard với người khác, thông báo cho người dùng khi có bất thường.
Tại sao lại có nhiều BI Dashboard đến vậy?
Khi đến với BI Dashboard, có lẽ hầu hết chúng ta sẽ choáng ngợp với hàng loạt các BI Dashboard Tools khác nhau, đa dạng từ tính năng cho tới giá cả. Tiêu biểu có thể kể đến Power BI của Microsoft bởi nó xuất hiện trong rất nhiều JD hiện nay. Ngoài ra còn có IBM Cognos, Looker đến từ Google hay Tableau. Đấy là còn chưa liệt kê tới hàng tá BI lớn nhỏ.
Sở dĩ có nhiều BI tools đến vậy xuất phát từ việc nhu cầu xử lý dữ liệu hiện nay là cấp thiết. Các công ty công nghệ hàng đầu thường sẽ tạo cho mình 1 BI tool để củng cố khả năng phân tích dữ liệu, chứng minh năng lực. Các công ty nhỏ hơn cũng có thể kinh doanh các giải pháp về BI, kiếm tiền từ chính việc tạo ra các công cụ BI.
Nhu cầu về BI của mỗi doanh nghiệp là khác nhau. Tùy thuộc vào ngân sách, yêu cầu về sự chính xác, mức độ trực quan cũng như độ trễ cập nhật, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình các công cụ BI khác nhau.
Các tính năng cơ bản của BI như trực quan hóa, báo cáo, load dữ liệu từ database thì hầu như công cụ nào cũng hỗ trợ. Song lại khác nhau về mạnh yếu tùy thuộc vào BI. Có công cụ mạnh về báo cáo nhưng lại không mạnh về trực quan, có công cụ lại mạnh trong việc thu thập dữ liệu,… Thông thường, Power BI sẽ được dùng với Excel, Azure và hệ sinh thái của Microsoft, trong khi đó Looker lại tích hợp mạnh mẽ với nền tảng đám mây của Google.
Học 1 BI tool là đủ hay nên học hết?
Câu trả lời là tùy. Tùy thuộc vào mục tiêu nghề nghiệp, khả năng, kinh nghiệm hiện tại của bản thân và cả lĩnh vực mà bạn đang nhắm tới.
Nếu bạn nhắm tới một công ty A, đang tuyển với JD yêu cầu học BI tool D thì bạn nên bắt đầu tập trung vào nghiên cứu D Dashboard.
Nếu bạn chưa có dự định apply vào bất kỳ công ty nào nhưng vẫn có nhu cầu tìm hiểu BI, hãy chọn tool có cộng đồng lớn nhất, tài liệu tham khảo nhiều nhất, có nhiều tutorial nhất và đặc biệt là dễ tiếp cận nhất (uư tiên miễn phí).
Nếu phải đề xuất, mình khuyên các bạn nên bắt đầu với Power BI bởi nó rất phổ biến, có bản miễn phí và đặc biệt có rất nhiều job có JD với từ khóa là Power BI (tất nhiên là mình không pr đâu nhé! Mình trung lập).
Nếu bạn đã có kinh nghiệm với ít nhất một BI platform, bạn có thể tìm hiểu các BI tool khác để có thêm cái nhìn và so sánh tốt hơn điểm mạnh và yếu của các BI tool. Điều đó giúp bạn có thể mở rộng sự nghiệp, thích nghi nhanh hơn với các môi trường làm việc khác nhau từ full-time, freelancers cho tới consulting khi mà các project khác nhau có thể sử dụng các BI tool khác nhau.
Tóm lại, khi bắt đầu hãy chọn 1 cái để học. Sau khi đã hiểu các khái niệm cơ bản cũng như thao tác quen với các tác vụ cơ bản rồi thì có thể từng bước tìm hiểu các công cụ khác.
Các BI tools có gì mà Excel không làm được?
Xử lý dữ liệu lớn
Thông thường, excel không được sinh ra để xử lý dữ liệu trên 10 triệu dòng. Bởi thông thường các file excel là luư trữ cục bộ trên máy tính, còn lưu trên cloud thì cũng bị giới hạn bộ nhớ.
BI tool thì có khả năng kết nối trực tiếp tới nhiều nguồn dữ liệu như db, cloud, apis, và cả trang tính excel một cách đồng bộ. Trong khi đó với excel, bạn sẽ thường xuất báo cáo từ các ứng dụng ra, hoặc lập trình kết nối với db rồi dùng thư viện để ghi file csv. Ngoài ra BI còn có khả năng xử lý và vấn dữ liệu 1 cách hiệu quả.
Trực quan hóa tương tác
Khi bạn tạo biểu đồ với Excel, bạn sẽ bắt đầu từ việc lựa chọn các dữ liệu liên quan và tạo biểu đồ tương ứng. Tuy nhiên, để tạo 1 Dashboard với Excel thì rất mất thời gian hoặc phải sử dụng các tính năng trả phí để tiết kiệm công sức. Hơn nữa, mỗi khi sửa báo cáo thì phải cập nhật lại thủ công lại các ô.
Với BI tool, việc tạo Dashboard đã trở thành tính năng cơ bản không thể thiếu. Dashboard của BI còn mạnh bởi chúng có khả năng tương tác (interactve). Chẳng hạn khi bạn tạo Dashboard gồm tổng doanh số của sản phẩm, thống kê khách hàng mua sản phẩm theo giới tính, thống kê doanh số theo chi nhánh. Một khi bạn thay đổi 1 thành phần của Dashboard, thì các thành phần khác cũng thay đổi theo. Chẳng hạn khi bạn đổi thành phần khách hàng mua sản phẩm theo giới tính thành nam, thành phần tổng doanh thu, thống kê mỗi cửa hàng sẽ cập nhật thành tổng doanh thu từ khách hàng là nam, thống kê doanh số cửa hàng với tệp khách hàng là nam. Điều này gần như bất khả thi với Excel.
Tích hợp các mô hình phân tích và dự báo nâng cao
Nếu bạn muốn dự báo hoặc phân tích dữ liệu từ file excel, bạn sẽ làm gì? Có phải là dùng Python và pandas để đọc file excel, sau đó xây dựng và gọi một đống mô hình để làm điều đó đúng không?
Với BI, các mô hình dự báo và phân tích đã được tích hợp sẵn. Ae chỉ việc dùng và dùng thôi. BI cũng cho phép ae tìm hiểu mẫu và xu hướng ẩn trong dữ liệu. Chưa kể nhiều công cụ BI còn tích hợp trợ lý ảo để hỗ trợ ae khi làm việc với dữ liệu, hỗ trợ tận răng theo prompt mà ae yêu cầu.
Để lại một bình luận